Giới thiệu về Trung tâm DVĐG tài sản tỉnh Bắc Giang, cơ cấu Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ.




I. Giới thiệu

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM

Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 23/7/2003 của UBND tỉnh Bắc Giang (sau đây gọi tắt là Trung tâm) từ ngày 01/04/2004 Trung tâm chính thức ra mắt và đi vào hoạt động với số cán bộ ban đầu chỉ có 05 biên chế.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng: trụ sở đặt tại số 663 Đường lê Lợi, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 22/10/2013  về việc xếp hạng lại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp. Theo đó, Trung tâm được xếp hạng II, phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Giám đốc Trung tâm là 0,7; của Phó Giám đốc Trung tâm là 0,5.Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Trung tâm luôn bám sát sự chỉ đạo chặt chẽ của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, qua đó góp phần cho sự thành công của Trung tâm trong những năm qua, từng bước xây dựng mô hình hoạt động của Trung tâm theo hướng: Chuyên nghiệp, hiệu quả, an toàn.

Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 02 phòng chuyên môn là: Phòng Hành chính-Tổng hợp; Phòng Nghiệp vụ. Trung tâm có trụ sở riêng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc đầy đủ; đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, 04 cán bộ có chứng chỉ đào tạo, hành nghề đấu giá với 04 đấu giá viên có nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ công tác đấu giá tài sản. Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản được đánh giá là tổ chức đấu giá chuyên nghiệp duy nhất của nhà nước tổ chức đấu giá thành công các loại tài sản tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

II. cơ cấu tổ chức

 

2. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TRUNG TÂ

 

GIÁM ĐỐC

 

 

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

PHÒNG

HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP

 

 

PHÒNG NGHIỆP VỤ

 

3. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM

Chức năng

Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 57/QĐ-UB ngày 23/7/2003 của UBND tỉnh Bắc Giang đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang.

Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư Pháp có chức năng tổ chức hoạt động đấu giá các loại tài sản theo quy định của pháp luật và thực hiện một số dịch vụ đấu giá theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, UBND tỉnh và sự quản lý, chỉ đạo, hưỡng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp về công tác đấu giá tài sản;

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.Trụ sở đặt tại số 663 Đường Lê Lợi, Phường Dĩnh Kế, Thành Phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm chi thường xuyên trên cơ sở nguồn thu từ dịch vụ đấu giá tài sản và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) và áp dụng theo cơ chế tự chủ theo quy định tại nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

           Nhiệm vụ

1. Tổ chức đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản đối với các loại tài sản sau;

a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;

c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;

o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

q) Tài sản thuộc sở hữu các nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản.

2. Phối hợp ký kết hợp đồng với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện việc đấu giá các loại tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác đấu giá tài sản và các hoạt động khác có liên quan theo yêu cầu của Sở Tư pháp, UBND tỉnh và của Bộ Tư pháp.

4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả về tài chính, tài sản, viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá chuyên nghiệp theo quy định, cụ thể:

6. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá chuyên nghiệp theo quy định, cụ thể:

6.1. Tổ chức đấu giá tài sản có các quyền sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật này;

b) Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;

d) Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

đ) Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;

e) Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;

g) Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;

h) Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;

i) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này;

k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

6.2. Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;

b) Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;

đ) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

g) Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;

h) Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;

i) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này;

k) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức;

l) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động;

m) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;

n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.